Chỉ số nhớt là gì? Thông tin về chỉ số dầu nhớt ô tô nên biết

Dù ô tô hay xe máy khi đến kỳ bảo dưỡng đều cần tra thêm dầu nhớt. Vậy bạn có hiểu cụ thể chỉ số nhớt là gì không? Công dụng của chỉ số nhớt ra sao? Nếu vậy thì đừng bỏ qua thông tin về chỉ số dầu nhớt ô tô dưới đây nhé

https://boatshop.vn/nhot-nuoc-lam-mat-phu-gia

Giải đáp cụ thể chỉ số nhớt là gì?

Chỉ số nhớt là chỉ số thể hiện sự thay đổi độ nhớt của dầu nhờn theo nhiệt độ. Hay dễ hiểu hơn là dầu lỏng thì có độ nhớt thấp, dầu càng đặc thì có độ nhớt càng cao. Chỉ số này được xem là yếu tố quan trọng quyết định đến việc giảm khả năng ma sát, làm mát của dầu. Ngoài ra chúng giúp quá trình chuyển động của máy diễn ra trơn tru nhất.

  • Độ nhớt là gì?

Độ nhớt được ví như thước đo sự kháng lại dung dịch thay đổi dưới tác dụng của ứng suất phân cắt. Nó thường được hiểu như là sự đậm đặc hay sự kháng lại dòng chảy. Ví như nước “loãng” hơn vì có độ nhớt thấp hơn. Còn dầu thực vật “đậm đặc” vì có độ nhớt cao hơn.

  • Hệ số nhớt đọc là gì?

Hệ số nhớt hay tính nhớt là đơn vị chỉ tính chất của chất lỏng chống lại sự trượt hay dịch chuyển giữa các lớp chất lỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này do sự xuất hiện nội ma sát giữa các lớp chất lỏng chuyển động tương đối với nhau. Thông thường, hệ số nhớt đọc theo thông số ghi trên các bề mặt của chai dầu.

Những công dụng của dầu nhớt

Dầu nhớt là sản phẩm không thể thiếu trong các thiết bị ô tô, xe máy, giúp hệ thống vận hành trơn tru nhất. Công dụng của chúng được thể hiện qua các ưu điểm sau:

– Bôi trơn, giảm ma sát cho động cơ

Cấu tạo của động cơ gồm nhiều chi tiết khí như piston, xy lanh, trục cam, trục khuỷu… Khi động cơ này chuyển động, chúng tạo ra lực ma sát lớn. Lâu dần làm cho bộ phận bị mài mòn, xuống cấp.

Dầu nhớt sẽ tạo ra màng ngăn giữa bề mặt của các chi tiết liền kề, bôi trơn khi chúng chuyển động ma sát với nhau. Nhờ đó mà giả sự tiếp xúc, giảm lực mài mòn.

– Làm mát

Khi động cơ hoạt động, các chi tiết ma sát với nhau khiến động năng chuyển hóa thành nhiệt năng. Đặc biệt, quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và khí bên trong buồng đốt ở mỗi xy lanh động cơ cũng tỏa ra lượng nhiệt rất lớn. Điều này làm cho chi tiết dễ bị nóng khi làm việc.

Dầu nhớt có tác dụng giải nhiệt, làm mát các chi tiết bên trong động cơ khi hoạt động. Từ đó giảm thiểu, tránh tình trạng động cơ bị quá nhiệt.

– Làm kín

Giữa phần piston và thành xy lanh động cơ dù trình độ cơ khí tốt đến thế nào cũng khó thể tránh khỏi những khe hở siêu nhỏ. Lúc này, nhớt động cơ đóng vai trò như lớp trám mềm không định hình làm kín những khe hở này. Từ đó giúp quá trình đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt hiệu quả cao hơn, không bị thất thoát.

– Làm sạch

Khi hỗn hợp nhiên liệu và khí được đốt cháy sẽ sinh ra muội bám ở chi tiết bên trong động cơ. Ngoài ra, các chi tiết này liên tục ma sát với nhau tạo ra mạt kim loại. Dầu nhớt có công dụng làm sạch, lấy đi các bụi bẩn nhỏ. Đó là lý do bên trong thành phần dầu thường có cả chất làm sạch.

– Chống gỉ

Các chi tiết và bộ phận kim loại trong động cơ bề mặt của chúng được bọc bởi lớp dầu mỏng. Điều này không chỉ giảm lực ma sát mà còn làm hạn chế sự tiếp xúc với không khí, tránh được sự oxi hóa dẫn tới han gỉ, đảm bảo an toàn cho người lái.

Những điều cần biết về chỉ số dầu nhớt trên ô tô

Nếu đang muốn tìm hiểu kỹ hơn về chỉ số dầu nhớt trên ô tô thì bạn đừng bỏ qua thông tin chi tiết dưới đây nhé.

Các chỉ số dầu nhớt

Chỉ số dầu nhớt là tiêu chuẩn về chất lượng đã được quy định bởi viện nghiên cứu dầu mỏ tại Mỹ. Tiêu chuẩn này có ký hiệu bắt đầu là SA và nay đã được nâng lên mức SL, SJ. Trong đó chữ S biểu thị cho động cơ sử dụng nhiên liệu là động cơ xăng, chữ J biểu thị cho chất lượng.

  • 0W-40

Chỉ số dầu nhớt 0W-40 là ký hiệu dầu nhớt tương đương khi ở nhiệt độ làm việc. Với nhiệt độ thường thì  tương đương dầu Sae. Nhưng ở mặt tiếp xúc các chi tiết có nhiệt độ cao thì nhớt sẽ kéo màng với độ nhớt tương đương.

  • 5W-30

5W-30 được gọi là dầu đơn cấp. Độ loãng của dầu vẫn đảm bảo dù nhiệt độ thấp. Do vậy việc bơm dầu bôi trơn khi máy nguội sẽ tốt hơn.

  • 10W-40

Ý nghĩa các thông số 10W-40 như sau: Chữ “W” viết tắt cho chữ “Winter” (mùa đông). Theo tiêu chuẩn Sae J300 dành cho nhớt động cơ thì có 11 cấp độ bao gồm 6 cấp. Nếu ở nhiệt độ thường thì khá loãng nhưng khi tiếp xúc nhiệt độ cao, dầu nhớt bám màng.

  • 15W-40

Chỉ số dầu nhớt 15W-40 là chỉ số độ nhớt trung bình được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất tại Việt Nam, đảm bảo tiêu chí chất lượng cực kỳ tốt.

Ý nghĩa chỉ số dầu nhớt

Sau khi đã tìm hiểu sơ qua về thông tin ở trên thì ý nghĩa của chỉ số dầu nhớt chính là các thông số mà chai dầu nhớt mang đến. Tùy vào mỗi loại sẽ có những ý nghĩa khác nhau.

Dầu nhớt có 2 ký hiệu là dầu nhớt đa cấp và dầu nhớt đơn cấp. Đặc tính của dầu nhớt đa cấp chính là trong thành phần phụ gia có chất ổn định chỉ số độ nhớt.  Chất phụ gia này là các hợp chất cao phân tử polymer bung ra khi nhiệt độ tăng để kiềm chế sự giảm độ nhớt của dầu và đơn cấp có khả năng giải nhiệt kém. Tùy vào mục đích của người sửu dụng để chọn loại dầu nhớt phù hợp.

Chỉ số nhớt của ô tô và xe máy khác nhau thế nào?

Chỉ số nhớt xe máy là gì?

Chỉ số nhớt xe máy là thuật ngữ chỉ chất lượng của dầu bôi trơn thể hiện sự thay đổi độ nhớt theo nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng lên thì độ nhớt của dung dịch sẽ giảm. Ngược lại nhiệt độ giảm thì độ nhớt của dung dịch tăng lên.

Phân biệt chỉ số nhớt của ô tô và xe máy

Bạn có bao giờ thắc mắc chỉ số nhớt của ô tô và xe máy khác nhau như thế nào không? Về cơ bản thì chúng đều là thông số về độ nhớt dùng trong các động cơ xe máy và ô tô. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có sự khác biệt nhất định.

– Chỉ số nhớt xe máy

Chúng ta thấy xe máy có công suất thấp hơn ô tô. Tuy nhiên không phải vì thế mà độ nhớt cũng thấp. Thông thường đối với xe máy, cấp độ nhớt SAE với các chỉ số: SAE 10W-30, 15W-40… Trong đó chữ số đầu tiên là nhiệt độ thấp nhất mà động cơ vẫn có thể khởi động bình thường và chỉ số độ nhớt thay đổi tùy vào từng loại xe máy.

– Chỉ số nhớt xe ô tô

Chỉ số độ nhớt xe ô tô sở hữu nhiều thông số hơn với 3 tiêu chí sau:

  • W: Là kí hiệu chỉ độ nhớt. Bạn sẽ thấy các kí hiệu 5W-30, 15W-40, 20W-40… trên bao bì các bình nhớt. Điều này mang ý nghĩa về chủng loại nhớt và độ nhớt để chủ xe có thể lựa chọn loại dầu nhớt phù hợp cho từng loại xe của mình.
  • SAE cấp độ nhớt: Biểu thị cho độ đặc loãng của nhớt và được chia thành 2 loại đa cấp & đơn cấp. Độ nhớt đơn cấp được ký hiệu như SAE 40, SAE 50. Độ nhớt đa cấp được ký hiệu như SAE 15W-40, SAE 10-40…
  • API: Là đơn vị chỉ cấp hiệu năng hay cấp chất lượng chính là tiêu chuẩn chất lượng dầu nhớt của Mỹ. Cấp chất lượng API giúp phân loại chất lượng của nhớt động cơ diesel và nhớt động cơ xăng. Cấp chất lượng của nhớt động cơ chạy xăng được ký hiệu là SA, SB, SC, SD,…

Như vậy dựa vào tiêu chí trên, bạn dễ dàng phân biệt được chỉ số độ nhớt của xe ô tô và chỉ số độ nhớt của xe máy. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà chọn chỉ số nhớt phù hợp với từng loại xe. 

Vì sao bạn phải thay dầu nhớt định kỳ?

Như bạn đã biết, khi động cơ vận hành sẽ sinh ra muội và mạt kim loại. Một trong những công dụng của dầu nhớt là lấy đi các vụn khí này. Như vậy thì dầu dễ nhiễm bẩn. Dù trong hệ thống có trang bị bộ lọc dầu nhưng sau thời gian dài sử dụng cũng khó làm sạch hết.

Quan trọng hơn khi động cơ hoạt động, nhiệt lượng tỏa ra rất lớn. Điều này ảnh hưởng tới phẩm cấp dầu. Lâu dần khiến dầu bị biến chất. Các thành phần phụ gia trong dầu như chất làm sạch, chất chống oxy hóa, chất chống mài mòn, chất phân tán, chất cải thiện chỉ số độ nhớt,… sẽ bị phản ứng hóa học. Khi đó tính chất chung của dầu sẽ bị thay đổi. Điều này không tốt cho công dụng bôi trơn, làm mát, chống gỉ,…

Do vậy bạn cần thay dầu nhớt cho ô tô hay xe máy định kỳ. Nếu không dễ dẫn tới các hậu quả sau:

  • Động cơ bị hao mòn, hư hại: Dầu không còn bôi trơn tốt nên các chi tiết máy phải chịu lực ma sát lớn. Điều này dẫn đến hao mòn nhanh. Dễ bị kẹt bó máy, nứt vỡ, hư hại nặng hơn.
  • Động cơ bị quá nhiệt: Dầu càng bẩn thì khả năng giải nhiệt càng thấp, thậm chí dễ bị sôi. Khi đó động cơ bị nguy hại nghiêm trọng.
  • Động cơ bị bẩn, gỉ sét: Nếu để dầu bẩn quá lâu sẽ khó thực hiện chức năng làm sạch cho động cơ. Càng để lâu, động cơ càng bẩn, ảnh hưởng lớn đến các chi tiết máy, thậm chí là gỉ sét.
  • Hiệu suất động cơ giảm: Các chi tiết không được bôi trơn, không được làm sạch tốt chắc chắn làm cho khớp trục không vận hành ăn khớp, trơn tru như bình thường. Lâu dần làm giảm hiệu suất của động cơ. Xe khó vận hành êm ái như trước sẽ tổn hao nhiều nguyên liệu.

Nên thay dầu ô tô, xe máy bao nhiêu km/ lần?

Với xe máy thì theo khuyến cáo, sau 1.000km đầu tiên bắt buộc phải thay dầu. Sau đó thời gian thay nhớt xe máy hợp lý là sau khi xe chạy được 2.000km với xe máy đời mới và từ 1.000km – 1.500km với xe cũ. Tuy nhiên thời gian này có thể rút ngắn tùy tuổi thọ và môi trường sử dụng.

Với xe ô tô, thời gian thay dầu xe ô tô định kỳ nên từ 3.000 – 5.000 km vận hành hoặc 3 tháng. Riêng các dòng xe ô tô hạng sang, thời gian thay dầu có thể sẽ lâu hơn. Ví dụ nhưng xe Mercedes-Benz thay dầu sau mỗi 8.000 km vận hành. Ngoài ra, để biết khi nào cần thay dầu ô tô cũng cần căn cứ trên nhiều yếu tố khác như:

– Loại dầu nhớt động cơ sử dụng: Dầu nhớt ô tô có nhiều loại. Có loại có thể sử dụng trong 3 tháng hoặc 5.000 km. Có loại có thể sử dụng đến 6 – 12 tháng hoặc 12.000 km.

– Điều kiện vận hành xe: Nếu xe vận hành thường xuyên trong điều kiện khắc nghiệt như ô nhiễm môi trường, đường ngập nước, tăng giảm ga liên tục do tắc đường,… thì nên thay nhớt ô tô sớm hơn mốc số kilomet được khuyến cáo.

Như vậy với thông tin trên, bạn đã hiểu rõ được ý nghĩa của chỉ số nhớt cũng như ký hiệu trên bình. Bạn nhớ kiểm tra và bảo dưỡng, thay dầu nhớt thường xuyên giúp cho động cơ luôn vận hành tốt, tăng tuổi thọ cho xe nhé.

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

chuẩn xích din766 là gì

Chuẩn xích DIN 766 là tiêu chuẩn kỹ thuật của Đức (DIN - Deutsches Institut für Normung) dành cho xích tải và xích neo sử dụng trong công nghiệp và hàng hải. Xích DIN 766 được thiết kế theo các thông số kỹ thuật cụ thể, đảm bảo tính tương thích, độ bền và an toàn cao trong các ứng dụng.

Bộ phận waterlock trên tàu có vai trò quan trọng trong hệ thống xả của động cơ

Bộ phận waterlock trên tàu có vai trò quan trọng trong hệ thống xả của động cơ, đặc biệt là trên các tàu thuyền nhỏ và du thuyền. Chức năng chính của waterlock bao gồm: Ngăn chặn nước tràn ngược vào động cơ: Khi động cơ ngừng hoạt động, waterlock giúp ngăn nước từ hệ thống xả chảy ngược vào buồng đốt, bảo vệ động cơ khỏi hư hỏng. Giảm tiếng ồn: Waterlock hoạt động như một bộ giảm thanh, giảm thiểu tiếng ồn phát ra từ hệ thống xả, mang lại trải nghiệm yên tĩnh hơn khi vận hành tàu. Hãng VETUS...

Lý Do Sử Dụng Hộp Cầu Chì Trong Hệ Thống Điện Tàu Cano

Lý Do Sử Dụng Hộp Cầu Chì Trong Hệ Thống Điện Tàu Cano Trong hệ thống điện trên tàu cano, hộp cầu chì (fuse block) đóng vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ các thiết bị điện khỏi nguy cơ cháy nổ do quá tải hoặc ngắn mạch. Sử dụng hộp cầu chì phù hợp không chỉ giúp duy trì an toàn cho hệ thống mà còn đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định và hiệu quả. Sau đây là các yếu tố quan trọng cần xem xét khi chọn hộp cầu chì cho tàu cano hoặc xe...

Lý Do Sử Dụng Bus Bar Trong Hệ Thống Điện Tàu Cano

Trong hệ thống điện trên tàu cano, việc sử dụng bus bar (thanh cái) đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt khi cần tổ chức và quản lý các dây điện phức tạp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích lý do nên sử dụng bus bar thay vì chỉ sử dụng terminal block (khối đầu nối) để kết nối và bảo vệ hệ thống điện, giúp hệ thống hoạt động hiệu quả và an toàn hơn. 1. Khái Niệm Cơ Bản: Bus Bar và Terminal Block Bus Bar: Là thanh kim loại dẫn điện (thường là đồng...

Nhớt: 20W-50, 15W-40, 10W-40 phù hợp với các loại xe nào?

  • 20W-50: Phù hợp với xe có động cơ cũ, vận hành trong điều kiện nhiệt độ cao, và cần độ nhớt dày để bảo vệ động cơ.
  • 15W-40: Thích hợp cho xe tải, xe khách, và xe thương mại với động cơ diesel hoặc xăng, hoạt động trong điều kiện đa dạng.
  • 10W-40: Dùng cho xe con và xe tải nhẹ, đặc biệt là trong điều kiện lạnh, cần bảo vệ động cơ khi khởi động.

Kế Hoạch Bảo Dưỡng Định Kỳ Máy Thủy Cat 3126 (3GS)

Hàng Ngày hoặc Mỗi 10 Giờ
  • Kiểm tra mức dầu động cơ.
  • Kiểm tra mức nước làm mát.
  • Kiểm tra mức dầu truyền động.
  • Kiểm tra hệ thống nhiên liệu xem có rò rỉ.
  • Kiểm tra hệ thống nước làm mát xem có rò rỉ.

Động Cơ 4 Kỳ Là Gì, ? Nguyên Lý Hoạt Động Của Động Cơ 4 Kỳ

🚀 Với sự phổ biến và ưu điểm vượt trội của nó, động cơ 4 kỳ chắc chắn là một biểu tượng trong lĩnh vực công nghệ động cơ. Với sự tiến bộ không ngừng, chúng ta có thể mong chờ nhiều cải tiến và phát triển mới trong tương lai. Hãy cùng chờ đợi những khám phá đầy thú vị tiếp theo từ động cơ 4 kỳ! ✨🚗✈️🛳️

Lên đầu trang
Phụ Kiện Cano - Thiết Bị Du Thuyền - Boat Shop Việt Nam Phụ Kiện Cano - Thiết Bị Du Thuyền - Boat Shop Việt Nam Phụ Kiện Cano - Thiết Bị Du Thuyền - Boat Shop Việt Nam
Trang chủ Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng
zalo