Động Cơ 2 Kỳ Là Gì, Nguyên Lý Hoạt Động

Động cơ 2 thì từng được sử dụng phổ biến trên xe máy trong giai đoạn 1970-2000. Khuyết điểm nhiều hơn ưu điểm là nguyên nhân khiến động cơ này dẫn biến mất trên các mẫu xe 2 bánh, nhất là sản phẩm thương mại. 

Hiện nay, phần lớn xe máy, mô tô được trang bị động cơ 4 thì (kỳ). Đâu đó, những mẫu xe 2 thì vẫn còn tồn tại và được lưu hành, dù số lượng chiếm thiểu số. 

Động cơ 2 thì có cấu tạo như thế nào và tại sao động cơ này lại không được sử dụng phổ biến như loại 4 thì?

 

MUA BUGI 2 KỲ https://phutungnhanh.com/bugi-ngk-1134-br8hs-10

Động cơ 2 thì, hay còn gọi là động cơ 2 kỳ, là loại động cơ đốt trong được chế tạo theo dạng có pít tông đẩy. Gọi là động cơ 2 thì vì hệ trục khuỷu của động cơ hoàn thành một chu vòng quay, tức thực hiện đầy đủ kỳ hút-nén-nổ-xả, trong 2 giai đoạn (thì).

Động cơ 2 thì chỉ cần 2 giai đoạn để hoàn thành một chu kỳ quay của piston. Ảnh: MCN.

Trong đó, giai đoạn đầu là chuyển động của piston từ trạng thái tĩnh theo một hướng về trạng thái tĩnh mới, hay chuyển động từ một điểm chết dưới đến điểm chết trên (kỳ lê - upstroke). 

Sau đó, trục khuỷu sẽ hoàn thành nửa vòng quay còn lại của chu kỳ trong giai đoạn thứ 2 (thì 2) với hành trình piston ngược lại, từ điểm chết trên về điểm chết dưới (downstroke).

Loại động cơ 2 thì xăng thường được dùng cho xe có công suất thấp, máy cắt cỏ, máy cưa… Trong khi động cơ 2 thì diesel bắt gặp ở những thiết bị, phương tiện có công suất lớn như máy phát điện, tàu hỏa, tàu thủy…

Cấu tạo động cơ 2 thì bao Cấu tạo của động cơ 2 thì được cho là đơn giản với ít chi tiết, gồm: piston, trục khuỷu, thanh truyền, bugi, cửa nạp, cửa xả, bánh đà. 

Trong đó:

- Piston: Chuyển đổi năng lượng khi nhiên liệu bị đốt cháy và giãn nở trong buồng đốt đến trục khuỷu thông qua thanh truyền. Piston chuyển động tịnh tiến trong xy-lanh, giữa piston và xy-lanh có các vòng xéc măng để đảm bảo độ kín.

- Trục khuỷu: Giúp piston chuyển đổi từ chuyển động tịnh tiến sang chuyển động tròn.

- Thanh truyền: Dùng để truyền dao động từ piston đến trục khuỷu. 

- Bugi: Bộ phận đánh lửa tạo ra tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu.

- Cửa nạp: Cho hòa khí đi vào bên trong buồng đốt để thực hiện việc đốt cháy.

- Cửa xả: Đưa khí thải ra bên ngoài

- Bánh đà: Bộ phận giúp lưu trữ năng lượng.

Do có ít bộ phận, việc bảo dưỡng, sửa chữa thay thế động cơ 2 thì cũng dễ dàng hơn các loại động cơ khác.

 

 

Ở giai đoạn này, piston sẽ di chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới trong lúc này hỗn hợp nhiên liệu và không khí sẽ được đưa vào trong buồng đốt. Trục khuỷu sẽ quay được nửa vòng tròn (180 độ).

Piston sẽ di chuyển tiếp tục từ điểm chết dưới lên điểm chết trên. Lúc này, hỗn hợp nhiên liệu bị nén lại đồng thời bugi sẽ đánh lửa và đốt cháy nhiên liệu. Nhiên liệu đốt cháy trong buồng đốt và đẩy piston đi xuống. Piston sẽ truyền năng lượng đó cho trục khuỷu thông qua thanh truyền.

Trong kỳ sau, cửa nạp mở ra và hỗn hợp nhiên liệu sẽ được đưa vào buồng đốt. Khi piston đi xuống, cửa nạp được đóng lại và đồng thời hòa khí sẽ được đưa vào bên trong buồng đốt. Đồng thời, khí thải sẽ bị đẩy ra ngoài qua cửa thải nhờ vào áp lực của hòa khí.

- Trên lý thuyết, động cơ 2 thì là có hiệu suất trên dung tích xy-lanh tốt hơn một động cơ 4 thì cùng dung tích. Điều này đến từ việc động cơ 2 thì có ít quá trình hơn và mỗi giai đoạn đều tạo ra công.

- Kết cấu đơn giản nên khối lượng nhẹ.

- Dễ bảo trì, sửa chữa.

- Sử dụng nhiều chất bôi trơn nên động cơ 2 thì phát thải nhiều khí cacbon monoxit và các chất hydrocarbon. 

- Kém bền do các bộ phận hoạt động nhiều hơn.

- Tiêu hao nhiên liệu hơn.

Hiện nay, ưu điểm của động cơ 2 thì không còn tạo nên khoảng cách quá lớn với động cơ 4 thì. Tuy nhiên, khuyết điểm của loại động cơ này vẫn chưa được khắc phục, dẫn đến việc các hãng xe không còn quá mặn mà. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn khí thải ngày càng khắt khe cũng là nguyên nhân đẩy động cơ 2 thì vào ngõ cụt.

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

Sự khác biệt giữa công suất RMS liên tục và công suất đỉnh (peak power) trong hệ thống loa

Công suất là tốc độ truyền năng lượng theo thời gian, đơn vị chuẩn là Watt.

QUY TRÌNH SƠN HỆ THỐNG CHỐNG HÀ INTERSWIFT 6800HS

  • Bước 1: Sơn Intergard 269 (lớp primer/tie coat, DFT 75-100 micromet) : tác dụng chống gỉ sét, và hỗ trợ cho lớp 263

Sơ Đồ Đấu Dây

Dưới đây là sơ đồ đấu dây chi tiết cho hệ thống âm thanh của con tàu party boat mà bạn đã chốt, bao gồm kết nối RCA, dây REM, và nguồn điện từ các thiết bị. Vì tôi không thể vẽ trực tiếp bằng hình ảnh trong giao diện này, tôi sẽ mô tả sơ đồ bằng văn bản một cách rõ ràng và dễ hiểu. Bạn có thể dùng phần mềm như Paint, Visio, hoặc giấy bút để hình dung theo hướng dẫn. --- ### Thành phần hệ thống 1. **Nguồn âm thanh**: Kicker 48KMC6. 2. **Ampli và loa**:    - KXMA1200.2 →...

Hướng dẫn chi tiết cấu hình âm thanh khủng long KICKER MARINE

Cấu hình tổng quan Nguồn âm thanh: 1 đầu Bluetooth Kicker 48KMC6 (4 cặp RCA: Front, Rear, Subwoofer, Zone2). Hệ thống chính: Ampli 1: KXMA1200.2 → 4 loa treo 44KMTC114W (đấu song song). Ampli 2: KXMA800.4 → 8 loa 48KMXL8 (đấu song song). Ampli 3: KMA800.1 → 2 loa sub 45KMF104 (đấu song song). Hệ thống phụ (Zone 2): Ampli 4: KMA600.4 → 4 loa KMS67 (đấu ghép cầu). Phân tích từng phần 1. Kicker 48KMC6 (Nguồn âm thanh) Outputs: 4 cặp RCA (Front, Rear, Subwoofer, Zone2). Kết nối RCA: Subwoofer RCA → Ampli KMA800.1 (cho 2 sub 45KMF104). Front RCA → Ampli KXMA1200.2 (cho 4 loa 44KMTC114W). Rear RCA → Ampli KXMA800.4 (cho 8...

chuẩn xích din766 là gì

Chuẩn xích DIN 766 là tiêu chuẩn kỹ thuật của Đức (DIN - Deutsches Institut für Normung) dành cho xích tải và xích neo sử dụng trong công nghiệp và hàng hải. Xích DIN 766 được thiết kế theo các thông số kỹ thuật cụ thể, đảm bảo tính tương thích, độ bền và an toàn cao trong các ứng dụng.

Bộ phận waterlock trên tàu có vai trò quan trọng trong hệ thống xả của động cơ

Bộ phận waterlock trên tàu có vai trò quan trọng trong hệ thống xả của động cơ, đặc biệt là trên các tàu thuyền nhỏ và du thuyền. Chức năng chính của waterlock bao gồm: Ngăn chặn nước tràn ngược vào động cơ: Khi động cơ ngừng hoạt động, waterlock giúp ngăn nước từ hệ thống xả chảy ngược vào buồng đốt, bảo vệ động cơ khỏi hư hỏng. Giảm tiếng ồn: Waterlock hoạt động như một bộ giảm thanh, giảm thiểu tiếng ồn phát ra từ hệ thống xả, mang lại trải nghiệm yên tĩnh hơn khi vận hành tàu. Hãng VETUS...

Lý Do Sử Dụng Hộp Cầu Chì Trong Hệ Thống Điện Tàu Cano

Lý Do Sử Dụng Hộp Cầu Chì Trong Hệ Thống Điện Tàu Cano Trong hệ thống điện trên tàu cano, hộp cầu chì (fuse block) đóng vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ các thiết bị điện khỏi nguy cơ cháy nổ do quá tải hoặc ngắn mạch. Sử dụng hộp cầu chì phù hợp không chỉ giúp duy trì an toàn cho hệ thống mà còn đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định và hiệu quả. Sau đây là các yếu tố quan trọng cần xem xét khi chọn hộp cầu chì cho tàu cano hoặc xe...

Lý Do Sử Dụng Bus Bar Trong Hệ Thống Điện Tàu Cano

Trong hệ thống điện trên tàu cano, việc sử dụng bus bar (thanh cái) đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt khi cần tổ chức và quản lý các dây điện phức tạp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích lý do nên sử dụng bus bar thay vì chỉ sử dụng terminal block (khối đầu nối) để kết nối và bảo vệ hệ thống điện, giúp hệ thống hoạt động hiệu quả và an toàn hơn. 1. Khái Niệm Cơ Bản: Bus Bar và Terminal Block Bus Bar: Là thanh kim loại dẫn điện (thường là đồng...
Lên đầu trang
Phụ Kiện Cano - Thiết Bị Du Thuyền - Boat Shop Việt Nam Phụ Kiện Cano - Thiết Bị Du Thuyền - Boat Shop Việt Nam Phụ Kiện Cano - Thiết Bị Du Thuyền - Boat Shop Việt Nam
Trang chủ Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng
zalo